Thay Đổi Từ Nếp Nghĩ Về Việc Xe Gom Rác Thu Gom Rác Ngoài Môi Trường Ảnh: Anh Tuấn
Với cách suy nghĩ của những người dân ích kỷ “sạch nhà, bẩn ngõ” đã và đang khiến bộ mặt đô thị nhếch nhác, làm mất mỹ quan đô thị. Thực tế này đòi hỏi phải thay đổi từ nếp nghĩ của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, kết hợp với việc quản lý việc xe gom rác 3 bánh gom rác, vận chuyển rác hiện nay.
Rắc Rối về viêc xe gom rác 3 bánh thu gom chất thải, rác thải
Theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), với 30 đơn vị hành chính, mỗi ngày thải lượng rác sinh hoạt khoảng 5.400 tấn, cao điểm tới hơn 7.000 tấn, trong khi tại các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông tỷ lệ xe gom rác đẩy tay thu gom, xử lý rác thải mới đạt hơn 70%. Khối lượng nhiều như vậy, nhưng lâu nay do công nghệ thu gom, ý thức của người dân, hoạt động này đã, đang lộ rõ những bất cập. Cụ thể, tại tuyến đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy) cứ buổi chiều hằng ngày có 3-5 thùng rác, thậm chí có thời điểm tới cả chục thùng.
Các thùng kể trên đều chất đầy các loại rác thải sinh hoạt, thường xuyên ở tình trạng không che phủ bạt, nên bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực. Hay như tuyến đường Thụy Khuê (quận Ba Đình) có rất nhiều đình, chùa, với lối kiến trúc cổ kính, lẽ ra tại đây có thể là những điểm thu hút khách du lịch, tuy nhiên nhiều đình, chùa ở đây cũng đang bị rác bủa vây. Đơn cử, đình làng An Thọ (Thụy Khuê), lâu nay đã trở thành điểm tập kết rác của Công ty Môi trường Tây Đô.
Bà Nguyễn Thu Trang, cư trú tại số 105 Thụy Khuê cho biết: “Mỗi khi xe gom rác tập kết thì không khí rất ô nhiễm. Chưa kể đến nước từ các xe thu gom rác chảy ra, đọng theo rãnh dưới lòng đường, những hôm trời nắng mùi bốc rất khó chịu…”. Được biết, nhiều người dân sống cạnh những điểm tập kết rác ở nhiều nơi tại Hà Nội đang phải sống chung với ô nhiễm, trong đó phải kể đến là điểm tập kết rác trên đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm), Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), Tôn Thất Tùng (Đống Đa)…
Một điều nữa cần nhắc đến đó là ý thức của người dân. Ông Nguyễn Xuân Huynh, Phó Tổng giám đốc URENCO phàn nàn, từ trung tuần tháng 3-2016, URENCO phối hợp với quận Hoàn Kiếm thí điểm thu rác bằng xe gom rác cơ giới tại phường Tràng Tiền và Lý Thái Tổ, việc này bước đầu đã xóa bỏ hoàn toàn điểm cẩu rác tập trung, hạn chế đáng kể việc thu gom bằng xe đẩy tay, song vẫn còn hộ dân chưa cho rác vào túi kín (chiếm 10%) để trên hè phố, vẫn còn hộ đưa rác ra hè khi xe của công ty thu gom đã đi qua.
Cần có giải pháp tổng thể trong việc xe gom rác thu gom rác thải
Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay xe gom rác thu gom rác chủ yếu thực hiện bằng việc xe gom rác 500l cỡ lớn, thường xuyên hình thành các điểm tập kết xe thu gom rác tại mặt phố, đầu ngõ gây mất mỹ quan đô thị, mất vệ sinh môi trường (VSMT) và an toàn giao thông. Trên địa bàn có 326 điểm cẩu rác ở 4 quận trung tâm và 67 điểm cẩu rác ở các địa bàn do các đơn vị xã hội hóa thực hiện. Đa số các điểm này được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhưng có một số vị trí còn chưa thực hiện tốt công tác này, do xe đẩy rác tập kết nhiều hơn quy định (quy định 5 xe); không phủ bạt che chắn xe thu gom rác đẩy tay.
Việc vệ sinh chân điểm cẩu, điểm tập kết chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác VSMT ngõ xóm, xe thu gom rác nhà dân thấp, chưa đủ để đơn vị duy trì tự cân đối kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị một số tuyến đường khu dân cư chưa đồng bộ, hư hỏng dẫn đến khó khăn trong duy trì bảo đảm VSMT. Nhiều tuyến phố ở các quận hoạt động kinh doanh buôn bán, hàng quán ăn uống với mật độ phương tiện đông, tình trạng đổ vật liệu xây dựng bừa bãi,… nên công tác duy trì VSMT chưa đáp ứng được yêu cầu…
Về vấn đề vận chuyển, hiện tại địa bàn các quận trung tâm không có trạm trung chuyển rác về các khu xử lý tập trung, dẫn đến rác thải phát sinh, không được xe gom rác thu gom vận chuyển kịp thời, gây mất VSMT, mất mỹ quan đô thị, gia tăng kinh phí vận chuyển. Rác thải sinh hoạt thu gom từ nhà dân, đường phố, nơi công cộng được vận chuyển lẫn lộn với các loại rác sinh hoạt do đơn vị ký hợp đồng, nên gây khó khăn trong việc nghiệm thu. Vận chuyển rác thải sinh hoạt trên đường về khu xử lý còn gây phát tán mùi, nước rỉ rác ra môi trường do một số phương tiện vận chuyển còn chưa bảo đảm kỹ thuật, VSMT; khoảng cách vận chuyển từ một số huyện về khu xử lý tập trung còn khá xa.
Công tác xử lý chất thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ chôn lấp, cần nhiều đất đai, gồm cả khu vực xử lý và khoảng cách ly vệ sinh. Hiện nay, khối lượng rác thải vận chuyển về khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) rất lớn, chưa được phân loại (trung bình 4.000 tấn/ngày), chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp gây quá tải, làm gia tăng áp lực đến cơ sở hạ tầng và quản lý vận hành bãi, gây lãng phí quỹ đất, kinh phí vận chuyển. Mặt khác, điều này cũng làm gia tăng khối lượng nước rác đã tồn đọng lớn chưa xử lý được dứt điểm…
Để xử lý triệt để những bất cập về vấn đề xe gom rác thu gom chất thải trên, đã đến lúc Hà Nội cần có giải pháp tổng thể cho vấn đề này. Cụ thể là đầu tư, nâng cấp thay đổi quy trình thu gom rác thải, chất thải và công nghệ xử lý. Trước mắt, để gìn giữ Hà Nội xanh – sạch – đẹp rất cần đến ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
0 Comment "Thay Đổi Từ Nếp Nghĩ Về Việc Xe Gom Rác Thu Gom Rác Ngoài Môi Trường"
Đăng nhận xét