Quay trở lại làng nghề cơ khí Làng Rùa xã Thanh Thùy thời nay nhiều người phải bất ngờ trước sự phát triển lớn mạnh về mảng sản phẩm cơ khí, phụ tùng xe máy,.. của làng nghề cơ khí này. Mỗi tháng, làng nghề cơ khí Thanh Thùy này xuất ra thị trường hàng chục nghìn linh kiện đủ các loại từ bu lông, đinh ốc đến các phụ tùng, linh kiện xe máy như ống pô, nan hoa, cần phanh, chân chống giữa, chân chống phụ, móc yên…
Làm giàu từ sản xuất sản phẩm cơ khí
Khi bạn đặt chân đến với xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội vào 8 giờ sáng thôi nhưng khắp nơi đã nghe tiếng búa, tiếng máy kêu inh tai. Đi theo con đường vào làng nghề cơ khí Làng Rùa, len sâu vào các thôn, ngó qua nhà nào cũng thấy công nhân mải miết hàn, xì. Sự ồn ã của máy móc khiến người ta dễ nhầm lẫn rằng đang đứng trong một khu công nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí, linh kiện cơ khí chứ không phải là một xã ngoại thành thuần nông.
Với nghề sản phẩm cơ khí làng nghề Làng Rùa đã là lâu đời với làng nghề cơ khí cổ truyền Làng Rùa, mấy năm trở lại đây làng nghề cơ khí mở rộng thêm cả sản xuất phụ tùng xe máy ở Thanh Thùy và trước đó cả trăm năm, Thanh Thùy đã nổi tiếng là làng nghề kim khí với những sản phẩm đầu tiên là đinh trống, đinh thuyền.
Trong những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, làng nghề cơ khí thuộc xã Thanh Thùy còn chuyển sang chế tạo sản xuất các loại vỏ lựu đạn, móng trâu, móng ngựa và các loại vật dụng khác phục vụ người dân sản xuất. Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1986 Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới để phát triển đất nước, làng nghề cơ khí truyền thống của xã Thanh Thùy lại quay lại với việc sản xuất đinh ốc và phát triển từ đó đến nay.
Cho đến cách đây gần chục năm, một người thợ sản phẩm cơ khí tên Tạ Quốc Soái ở làng Rùa Hạ, trong một lần vào trung tâm Hà Nội buôn bán đã được khách hàng đề nghị sản xuất một số phụ tùng xe máy đơn giản. Với đề nghị đó, người thợ về nhà quên ăn, quên ngủ ngày đêm nghiên cứu và sản xuất thành công đơn hàng chân chống phụ đầu tiên.
Trong những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, làng nghề cơ khí thuộc xã Thanh Thùy còn chuyển sang chế tạo sản xuất các loại vỏ lựu đạn, móng trâu, móng ngựa và các loại vật dụng khác phục vụ người dân sản xuất. Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1986 Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới để phát triển đất nước, làng nghề cơ khí truyền thống của xã Thanh Thùy lại quay lại với việc sản xuất đinh ốc và phát triển từ đó đến nay.
Cho đến cách đây gần chục năm, một người thợ sản phẩm cơ khí tên Tạ Quốc Soái ở làng Rùa Hạ, trong một lần vào trung tâm Hà Nội buôn bán đã được khách hàng đề nghị sản xuất một số phụ tùng xe máy đơn giản. Với đề nghị đó, người thợ về nhà quên ăn, quên ngủ ngày đêm nghiên cứu và sản xuất thành công đơn hàng chân chống phụ đầu tiên.
Nhận được sự hài lòng của khách, anh tiếp tục nghiên cứu và đã sản xuất thành công 10 chi tiết phụ khác của xe máy: nan hoa, cần phanh, ống pô, móc yên, giảm xóc… Nhìn thấy sự thành công của anh, những người làm nghề cơ khí khác cũng bắt chước làm theo. Và nghề sản xuất cơ khí, sản xuất phụ tùng xe máy ở Thanh Thùy bắt đầu từ đó.
Sản Phẩm Cơ Khí Làng Nghề Làng Rùa
Những năm gần đây, nghề kim cơ khí nói chung và sản xuất phụ tùng xe máy nói riêng ở Thanh Thùy phát triển mạnh như vũ bão. Hơn 80% người dân trong xã theo nghề với hơn 1.000 hộ sản xuất, hơn 300 cơ sở sản xuất quy mô lớn. 100% người lao động trong xã và nhiều lao động ở các vùng lân cận được tạo công ăn việc làm. Mỗi tháng, làng nghề cơ khí xã Thanh Thùy xuất ra thị trường hàng chục nghìn linh kiện.
Làng nghề cơ khí Làng Rùa tạo công ăn việc làm cho 100% lao động trong xã.
Trong các làng nghề cơ khí sản xuất phụ tùng xe máy ở Thanh Thùy, phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến hai làng Làng nghề cơ khí cổ truyền Rùa Hạ và làng nghề cơ khí cổ truyền Rùa Thượng. Gần như tất cả các hộ gia đình trong làng đều theo nghề sản xuất sản phẩm, linh kiện cơ khí này. Hộ sản xuất nào cũng phải thuê từ 5 – 20 người thợ.
Thu nhập bình quân của những người thợ này đạt 3 – 7 triệu đồng/người/tháng, tùy theo năng lực. Nguyên liệu để sản xuất đều được nhập ở trong nước nên giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn so với các sản phẩm cơ khí của các công ty nước ngoài.
Thời gian đầu, vì số vốn còn hạn chế nên những “kĩ sư làng” còn mày mò tự chế tạo ra các loại máy móc để tự phục vụ như máy hàn, máy mài, máy cắt hoặc tự tạo ra các loại khuôn dập. Sau này, khi công việc ngày càng thuận lợi, số lãi thu về ngày càng nhiều, những người thợ Thanh Thùy đã mạnh dạn đầu tư các loại máy móc kĩ thuật cao có giá trị hàng trăm triệu đồng.
Thời gian đầu, vì số vốn còn hạn chế nên những “kĩ sư làng” còn mày mò tự chế tạo ra các loại máy móc để tự phục vụ như máy hàn, máy mài, máy cắt hoặc tự tạo ra các loại khuôn dập. Sau này, khi công việc ngày càng thuận lợi, số lãi thu về ngày càng nhiều, những người thợ Thanh Thùy đã mạnh dạn đầu tư các loại máy móc kĩ thuật cao có giá trị hàng trăm triệu đồng.
“Những người thợ làng nghề cơ khí xã Thanh Thùy chưa được học qua trường lớp đào tạo kĩ thuật nào nhưng vẫn có thể chế tạo và sản xuất phụ tùng một cách thành thục. Cứ cha truyền con nối, họ truyền cho nhau các mẹo để chỉ cần nhìn hàng mẫu cũng có thể bắt chước một cách dễ dàng.
Sản phẩm kim khí của Thanh Thùy không chỉ được các bạn hàng nhỏ lẻ trong nước đặt hàng mà nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn nước ngoài cũng tìm đến”, ông Lý Duy Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy cho biết.
Sản phẩm kim khí của Thanh Thùy không chỉ được các bạn hàng nhỏ lẻ trong nước đặt hàng mà nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn nước ngoài cũng tìm đến”, ông Lý Duy Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy cho biết.
Giỏi giang là thế nhưng đa số các cơ sở đều sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, dạng hàng buôn bán ngoài chợ không đăng kí thương hiệu, chất lượng vì ngại động chạm đến giấy tờ và các thủ tục phức tạp. Đó cũng là lí do khiến sản phẩm của Thanh Thùy thường bị bạn hàng ép giá bán rẻ, hoặc bị thương hiệu khác đứng tên.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của làng nghề cơ khí truyền thống, từ năm 2008 chính quyền xã Thanh Thùy đã xây dựng điểm tiểu thủ công nghiệp rộng 4ha, nâng cấp đường sá, cung cấp điện lưới đầy đủ tạo điều kiện cho làng nghề sản xuất cơ khí.
Cùng với đó, quỹ tín dụng nhân dân cũng được thành lập nhằm huy động nguồn vốn tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Những lớp dạy nghề miễn phí cho thanh niên trong làng cũng được mở ra với mục đích đào tạo những người thợ kĩ thuật cao cho làng nghề.
Cùng với đó, quỹ tín dụng nhân dân cũng được thành lập nhằm huy động nguồn vốn tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Những lớp dạy nghề miễn phí cho thanh niên trong làng cũng được mở ra với mục đích đào tạo những người thợ kĩ thuật cao cho làng nghề.
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề cũng được quan tâm và khắc phục bằng cách áp dụng dự án sản xuất sạch hơn. Với những điều kiện này, làng nghề Thanh Thùy chắc hẳn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới. Và biết đâu một ngày nào đó, người Việt Nam lại được đi trên những chiếc xe máy do chính những “kĩ sư làng” của làng nghề cơ khí Làng Rùa ở Thanh Thùy sản xuất?
VP Giao Dịch: Số 150, Ngõ 72, Nguyễn Trãi, Q Thanh Xuân, TP Hà Nội
Số điện thoai: 04 668 994 94 / 04 33 975 153 / 090 212 6974 Fax: 04 33 975 024
Email: cokhilangrua@gmail.com
Website: langrua.com
Số điện thoai: 04 668 994 94 / 04 33 975 153 / 090 212 6974 Fax: 04 33 975 024
Email: cokhilangrua@gmail.com
Website: langrua.com
0 Comment "Làng Nghề Cơ Khí Làng Rùa Xã Thanh Thùy"
Đăng nhận xét